Trong thời gian niềng răng, đôi lúc bạn gặp phải những tình huống “trớ trêu” một chút. Ví dụ như bị bong tuột mắc cài. Tuy điều này không gây nguy hiểm và dễ khắc phục nhưng vẫn khiến cho một số người cảm thấy lo lắng. Vậy thì bạn đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây về nguyên nhân mắc cài bị bong tuột và cách xử lý tốt nhất nhé.
Mục lục
Mắc cài bị bong tuột có ảnh hưởng gì không?
Như đã chia sẻ ở trên, trong giai đoạn đeo niềng răng, thi thoảng bạn gặp phải tình trạng bong tuột mắc cài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển cũng như phác đồ trị liệu ban đầu của bác sĩ. Nếu không điều chỉnh lại có thể làm chậm quá trình chỉnh nha. Thậm chí nặng hơn còn làm cho răng bị sai lệch.
Khi niềng răng bị tuột mắc cài do va đập, khí cụ này dễ làm tổn thương đến mô mềm bên trong khoang miệng như môi, má, lưỡi. Tình trạng trầy xước xảy ra nếu không điều trị ngay, vi khuẩn sẽ hình thành và tấn công gây viêm nhiễm.
Nguyên nhân khiến mắc cài bị bong tuột
Thông thường, các bác sĩ lắp các khí cụ tương đối chắc chắn. Tuy nhiên hiện tượng bị bong tuột mắc cài vẫn xảy ra. Nguyên nhân có thể do:
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Với người thường, vệ sinh răng miệng là điều cần thiết. Đặc biệt, người đang niềng răng thì công việc này cần quan tâm nhiều hơn nữa. Răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế tối đa các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến việc chỉnh nha.
Tuy nhiên, điều khó là bên trong khoang miệng có nhiều khí cụ. Nếu không cẩn thận khi chải răng, bạn dễ làm chúng bung tuột bất kỳ thời điểm nào. Nhất là các bạn nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng đúng cách.
Sử dụng không đúng sản phẩm ví dụ như bàn chải quá cứng, kích thước lớn hoặc bạn dùng lực quá mạnh chính là hai nguyên nhân chính gây bung mắc cài. Bàn chải quá cứng vừa không thể làm sạch đến từng kẽ răng, vừa dễ tổn thương nướu, lợi. Còn nhiều người nghĩ dùng lực mạnh sẽ giúp răng sạch hơn, loại bỏ hiệu quả vụn thức ăn. Nhưng điều này hết sức sai lầm. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của răng. Trước hết là bào mòn men răng, sau đó tổn hại đến các vị trí khác. Nguy hại hơn còn làm tuột mắc cài nhanh chóng.
Ăn thực phẩm quá cứng, rắn hoặc quá dai
Bác sĩ luôn nhắc nhở người niềng răng cần ăn những thực phẩm mềm, mịn, hạn chế đồ quá cứng. Tuy nhiên do khó kiềm chế cơn thèm, nhiều người bất chấp ăn các đồ cứng, rắn hoặc quá dai như kẹo cứng, đùi gà, ngô, bánh dày, bánh dẻo,… Đồ ăn dẻo có thể dính vào mắc cài và kéo chúng ra. Còn với đồ ăn cứng phải dùng nhiều sức lực hơn. Chính điều này tác động mạnh lên khí cụ làm bung tuột mắc cài.
Do tác động của ngoại lực
Khi niềng răng, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên là bạn cố gắng hạn chế các công việc hoặc hoạt động cần nhiều sức. Khi va chạm mạnh dễ tác động tới các khí cụ. Nếu không may bị ngã hoặc đập vào vật cứng, mắc cài bị bung tuột là rất cao. Bên cạnh đó còn làm cho mô mềm tổn thương. Bạn cũng nên bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng hoặc cắn móng tay. Những hành động tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài trong khoang miệng.
Dùng mắc cài kém chất lượng
Mắc cài kém chất lượng không phải do bản thân người niềng mà điều này xuất phát từ phía phòng khám. Hiện nay nhu cầu muốn làm đẹp ngày càng tăng cao nên nhiều địa chỉ nha khoa mọc lên. Tuy nhiên sự uy tín, chất lượng ra sao thì cần phải được kiểm chứng. Một số nha khoa dùng mắc cài kém chất lượng mà chi phí vẫn rất cao để “đánh lừa” khách hàng. Hậu quả là chỉ sau một thời gian ngắn, mắc cài bong tuột gây ra không ít rắc rối.
Xem thêm: 2 thương hiệu mắc cài kim loại chất lượng bạn nên biết
Kỹ thuật niềng răng chưa chuẩn
Trong các phương pháp chỉnh nha thì niềng răng mắc cài tương đối phức tạp và không phải bác sĩ nào cũng thực hiện thành công. Bác sĩ cần hội tụ đầy đủ các yếu tố từ kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn cao. Như vậy quá trình thực hiện mới không để xảy ra những sai sót cơ bản như bung tuột mắc cài. Tuy nhiên nếu lỡ chọn phải cơ sở kém chất lượng, bác sĩ còn non yếu về chuyên môn thì dù niềng răng, chỉ một thời gian sau mắc cài cũng bị bung ra.
Cách xử lý mắc cài bị tuột nhanh nhất
Nếu gặp tình trạng tuột mắc cài, trước tiên bạn cần giữ bình tĩnh, không cần quá hốt hoảng, lo lắng. Điều này chỉ khiến cho bạn bị rối, khó xử lý vấn đề.
– Nếu mắc cài chưa bị tuột ra hoàn toàn, bạn làm sạch sẽ một cây nhíp. Sau đó ấn mắc cài về vị trí ban đầu. Tiếp đến là phủ sáp nha khoa lên trên nhằm hạn chế sự ma sát với má, nướu. Giờ thì đến gặp bác sĩ ngay để xử lý triệt để nhé.
– Nếu mắc cài bị bung hẳn ra ngoài, bạn đừng bỏ ngay mà cất gọn lại vào một chiếc hộp, mang đến địa chỉ nha khoa bạn niềng răng.
Lưu ý: Hãy chuẩn bị vài hộp nha khoa để ở nhà hoặc trong balo, túi xách. Khi gặp các sự cố liên quan đến khí cụ như mắc cài, dây cung, bạn có thể vo viên tròn nhỏ và đặt lên vị trí bị tuột ra. Như vậy giúp khắc phục tình trạng một cách tạm thời, không gây tổn thương cho khoang miệng.
Có thể bạn quan tâm: Dây cung niềng răng đâm vào má phải làm sao?
Những cách phòng tránh tuột mắc cài hiệu quả nhất
Phòng tránh bị tuột mắc cài thực ra không hề khó. Bạn chỉ cần chú ý đến cách chăm sóc răng miệng, chú ý chế độ dinh dưỡng và chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín nhất.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
– Chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp
Trước tiên, bạn nên chọn bàn chải đánh răng phù hợp. Đặc biệt trên thị trường có những sản phẩm dành riêng cho người niềng răng như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ hay bàn chải điện. Mỗi sản phẩm có ưu điểm riêng. Tuy nhiên dù chọn loại nào thì ưu tiên đầu bàn chải phải mềm mới không làm tổn thương khoang miệng. Dưới đây là một số loại bàn chải bạn có thể tham khảo:
- Bàn chải kẽ Curaprox Mixed set CPS 150
- Bộ bàn chải kẽ Watsons
- Bàn chải kẽ Okamura Asahi
- Bàn chải rãnh Kin Orthodontics
- Bàn chải rãnh Curaprox CS5460
- Bàn chải rãnh Trisa Bracket Clean
- Bàn chải điện Curaprox Hydrosonic CHS 100
- Bàn chải điện Philips Sonicare Protective Clean 5100
- Bàn chải đánh răng điện Oral-BGum Care
Như bạn đã thấy, bàn chải đánh răng cho người niềng răng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Khi mua, bạn chọn sản phẩm có kích thước phù hợp với bản thân. Vì nếu dùng loại quá lớn dễ gây chảy máu chân răng hoặc ảnh hưởng đến nướu. Thậm chí là bung tuột mắc cài. Chọn loại kích thước phù hợp vừa đủ lọt qua kẽ răng, đảm bảo làm sạch thức ăn thừa mà vẫn an toàn.
Bên cạnh đó, bạn mua kem đánh răng có chứa thành phần fluoride, có độ mài mòn không cao, ít gây ê buốt.
– Đánh răng chuẩn kỹ thuật
Trong khi đánh răng, bạn nên thực hiện theo đúng nguyên tắc. Trước tiên là chải dọc hoặc xoay tròn lên tất cả các bề mặt răng bao gồm: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Về phần mắc cài, mọi người chải cả phần cao, phần thấp, phần cạnh bên để loại bỏ sạch thức ăn thừa. Chú ý điều chỉnh lực chải phù hợp vì chải quá mạnh cũng là nguyên nhân chính gây bung tuột mắc cài.
– Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa ngày càng được nhiều người sử dụng và với “team niềng răng” thì đừng bỏ qua sản phẩm này. Các thức ăn thừa mắc ở phần kẽ răng sẽ được loại bỏ triệt để hơn nhờ chỉ. Bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 20 – 25cm, luồn sợi chỉ qua dây cung và thực hiện động tác kéo ra kéo vào, hất lên hất xuống để làm sạch kẽ răng.
– Dùng máy tăm nước
Hiện nay, máy tăm nước trở nên quen thuộc với nhiều gia đình kể cả là không niềng răng. Sản phẩm này dựa vào áp lực của nước để loại bỏ thức ăn thừa ở vị trí sâu khuất như răng hàm số 6, số 7 mà chỉ nha khoa khó làm sạch được. Giá của máy tăm nước cũng không còn quá đắt đỏ như trước nên bạn có thể cân nhắc nhé.
– Dùng nước súc miệng
Khâu cuối cùng trong quá trình chăm sóc răng miệng chính là dùng nước súc miệng chuyên dụng. Bạn tìm những sản phẩm có chứa fluoride vừa để làm sạch hoàn toàn mảng bám, vừa giảm ê buốt và làm chắc răng.
Chế độ ăn uống hợp lý
Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1.5 – 2 năm tùy tình trạng mỗi người. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Như vậy vừa giúp bạn có được sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, vừa không ảnh hưởng đến khí cụ bên trong khoang miệng.
– Các thực phẩm nên ăn bao gồm:
- Món ăn mềm, xốp như: mì, miến, súp, phở, cháo, cơm nấu mềm, ngũ cốc,…
- Thực phẩm được chế biến từ sữa như: bơ mềm, phô mai, sữa chua,…
- Món ăn làm từ trứng như trứng xào cà chua, trứng chiên, trứng hấp,…vì trứng có nhiều vitamin D rất tốt cho răng
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm, không rắc hạt cứng
- Các thực phẩm được chế biến cẩn thận như: thịt hầm, thịt băm viên,…
- Các loại rau quả, món luộc, hấp, đậu phụ, khoai tây nghiền,…
- Các loại trái cây như sinh tố, chuối, nước ép,…
– Các thực phẩm nên hạn chế ăn bao gồm:
- Thực phẩm quá cứng, khó nhai như: xương, sụn, kẹo cứng, đá viên,…
- Thức ăn quá dai và dẻo như: bánh nếp, bánh dày, xôi chiên,…
- Thực phẩm quá giòn như: bỏng ngô, đồ chiên giòn,…
- Thực phẩm phải cần nhiều lực để nhai như: táo, đùi gà chiên, bắp luộc,…
- Những món quá nóng như lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh
Thăm khám nha khoa định kỳ
Bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Như vậy sẽ sớm phát hiện những sai lệch trong thời gian chỉnh nha.
Với người đang niềng răng mắc cài thì bung tuột mắc cài là sự cố khó tránh khỏi. Muốn không gặp phải rắc rối trên, bạn chú ý cách ăn uống, chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó còn có giải pháp tốt hơn là lựa chọn niềng răng trong suốt Invisalign mới nhất hiện nay. Nha khoa Thúy Đức sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị chuẩn hàng đầu trên thế giới đảm bảo sẽ giúp mọi người sở hữu hàm răng trắng, đều, đẹp như ý.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page